Tình trạng đeo hàm duy trì bị đau khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Vậy tại sao đeo hàm duy trì bị đau và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Cùng Nha khoa Toàn Cầu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Tác dụng của đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Trước khi lý giải tại sao đeo hàm duy trì bị đau, bạn hãy cùng Toàn Cầu tìm hiểu những lợi ích nổi bật của việc đeo hàm duy trì sau khi chỉnh nha nhé!
Hàm duy trì là một khí cụ được sử dụng sau khi hoàn tất quá trình niềng răng với mục đích ổn định tổ chức quanh răng, hạn chế tình trạng xê dịch răng về vị trí ban đầu.
Bởi lẽ, sau khi kết thúc quá trình niềng răng, mặc dù răng đã đều và đẹp như ý muốn nhưng nó chưa hoàn toàn cố định tại xương ổ răng. Bên cạnh đó, khi ăn uống, răng và hàm phải hoạt động rất nhiều, điều này càng làm tăng nguy cơ xô lệch răng.
Như vậy, việc đeo hàm duy trì có vai trò vô cùng quan trọng giúp duy trì kết quả chỉnh nha và giữ cho răng ổn định ở vị trí mới. Bạn chỉ cần kiên nhẫn đeo hàm duy trì từ 6 – 12 tháng để xương, răng và nướu thích nghi hoàn toàn với thay đổi của hàm răng. Khi đó, bạn sẽ không cần lo lắng tình trạng răng bị xê dịch sau khi chỉnh nha.
Tại sao đeo hàm duy trì bị đau?
Tại sao đeo hàm duy trì bị đau là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải hiện tượng này. Trên thực tế, so với việc đeo niềng răng thì đeo hàm duy trì sẽ dễ chịu hơn nhiều. Cơ chế hoạt động của hàm duy trì là giữ cố định răng tại vị trí mới và không sinh ra lực đẩy, kéo. Bên cạnh đó, hàm duy trì được thiết kế vừa vặn với khuôn hàm và răng của từng người nên sẽ không gây ra đau đớn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiều người sẽ gặp phải tình trạng đeo hàm duy trì bị ê buốt răng và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng này thường xuất phát phát từ những nguyên nhân sau đây:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Vệ sinh hàm duy trì và răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển trong môi trường khoang miệng. Về lâu dài sẽ gây nên các bệnh lý về răng miệng khiến bạn gặp phải tình trạng đeo hàm duy trì bị đau hoặc ê buốt răng.
Hàm duy trì bị hỏng
Việc tháo lắp hàm duy trì không đúng cách sẽ khiến chúng bị hư hỏng. Khi đó, nếu bạn không sửa chữa hoặc thay mới sớm mà vẫn tiếp tục đeo thì hàm duy trì sẽ tác động vào các mô nướu mềm, lưỡi, niêm mạc miệng,…khiến bạn bị đau.
Hàm duy trì bị lệch
Trong quá trình ăn uống, nói chuyện hàng ngày vô tình tác động vào hàm duy trì khiến nó bị lệch và gây đau nhức. Trường hợp này thường xảy ra đối với những người có công việc phải giao tiếp nhiều, người thường xuyên ăn những thực phẩm dai, cứng,…
Răng bị tổn thương
Tại thời điểm đeo hàm duy trì, răng bạn bị sứt, mẻ, do ngoại lực tác động. Ngà răng bị lộ ra ngoài khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Vì thế, hiện tượng đeo hàm duy trì bị đau là điều khó tránh khỏi.
Hàm duy trì không vừa vặn với khung hàm và răng
Nếu hàm duy trì có thiết kế không vừa vặn với khung hàm và răng sẽ khiến ban có cảm giác khó chịu, cộm vướng. Trường hợp này chỉ xảy ra khi bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa không uy tín, bác sĩ thực hiện tay nghề kém.
Mẹo giảm đau khi đeo hàm duy trì
Tình trạng ê nhức răng khi đeo hàm duy trì dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Dùng gel chống ê buốt: Các sản phẩm gel chống ê buốt sẽ có công dụng làm giảm hiện tượng đeo hàm duy trì bị đau tạm thời. Bạn cần bôi một lớp gel lên bề mặt răng trước khi đeo hàm duy trì để giảm thiểu đau nhức trong thời gian ngắn.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chú ý vệ sinh răng miệng và hàm duy trì một cách kỹ lưỡng và đúng cách. Không để thức ăn hay mảng bám có cơ hội tích tụ lại và phát triển.
- Chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai để để tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến hàm duy trì.
- Đến nha khoa kiểm tra: Nếu tình trạng đeo hàm duy trì bị đau kéo dài, bạn cần đến địa chỉ niềng răng gần đây kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và có hướng giải quyết phù hợp.
Một số câu hỏi thường gặp về hàm duy trì
Quên đeo hàm duy trì có sao không?
Nếu bạn chỉ quên đeo hàm duy trì trong 1 – 2 ngày thì không sao. Bởi lúc này răng chưa thể xô lệch ngay nên bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bạn quên đeo hàm duy trì nhiều tuần thậm chí cả tháng thì là sẽ dẫn đến tình trạng răng bị xê dịch.
Đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng răng của từng người. Đối với những người có kết cấu răng chắc khỏe thì cần đeo khay duy trì từ 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, đối với những người có xương hàm yếu và kết cấu răng chưa ổn định thì thời gian đeo hàm duy trì sẽ lâu hơn.
Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng?
Tình trạng đeo hàm duy trì những vẫn bị chạy răng có thể là do thiết kế của hàm không phù hợp với răng của bạn hoặc bạn không sử dụng đúng cách. Đặc biệt, nếu bạn không sử dụng thường xuyên thì sẽ dễ dàng đến tình trạng chạy răng.
>> Xem thêm bài viết: Niềng răng có đẹp không? Thế nào là ca niềng răng thành công?
Trên đây là những thông tin về đeo hàm duy trì và một số mẹo khắc phục giúp tình trạng đeo hàm duy trì bị đau. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Nha khoa Toàn Cầu để được tư vấn miễn phí bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao nhé!
Thông tin liên hệ
Website: nhakhoatoancau.vn
Hotline: 0862664168
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaThamMyToanCau
Địa chỉ: 231 Đ. Thống Nhất, Phường 11, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh