Khi nào cần ghép xương răng? Đây là một câu hỏi nhiều người thắc mắc khi muốn thực hiện cấy ghép Implant. Ghép xương răng được chỉ định khi mật độ xương hàm không đủ để có thể cố định trụ Implant. Từ đó, có thể đảm bảo răng giả vững chắc. Nha Khoa Thẩm Mỹ Toàn cầu sẽ giải đáp mọi thắc mắc qua bài viết dưới đây!
Thế nào là phẫu thuật ghép xương răng?
Ghép xương răng là một quy trình nha khoa nhằm phục hồi phần xương hàm đã bị tiêu biến. Sau khi xương răng đã được tích hợp với cơ thể sẽ trở nên chắc chắn hơn và đáp ứng được chức năng ăn nhai như bình thường.
Khi nào cần ghép xương răng? Khi bác sĩ sẽ thực hiện một tiểu phẫu nhỏ để tiếp cận vùng xương cần ghép. Sau khi tách lợi, bác sĩ sẽ tạo một khoảng trống và tiến hành đặt vật liệu ghép xương vào. Sau một thời gian, xương ghép sẽ liên kết với xương hàm tự nhiên, từ đó tạo nên một khối xương vững chắc.
Ghép xương răng nhân tạo được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Nhưng đặc biệt quan trọng trong cấy ghép Implant, tạo nền tảng vững chắc cho trụ Implant, đảm bảo cho răng giả bền vững và không xảy ra tình trạng bị đào thải.
Khi nào cần ghép xương răng
Khi nào cần ghép xương răng? Dưới đây là một số trường hợp cần thiết ghép xương răng:
- Trường hợp bị mất răng lâu ngày dẫn đến việc xương bị tiêu biến nhiều.
- Trước đó răng thật bị nhiễm trùng lớn từ đó dẫn đến việc khuyết hổng xương.
- Nếu như bị tai nạn và bị tổn thương một phần của xương.
- Cũng có khả năng do cơ địa bẩm sinh, xương bị mỏng yếu hoặc ít.
Để đảm bảo cho răng Implant hoạt động được hiệu quả và bền vững thì trụ Implant phải được tích hợp chặt chẽ vào xương hàm. Trong trường hợp xương hàm không đủ thì bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương trước khi cấy ghép Implant.
Cấy ghép xương răng ngoài áp dụng trong việc cấy ghép Implant thì còn có thể được sử dụng trong những ca phẫu thuật về nha chu. Khi răng bị lung lay do tiêu xương, ghép xương sẽ giúp tạo lại phần xương đã mất và giúp cho răng được chắc chắn.
Các kỹ thuật ghép xương răng phổ biến hiện nay
Kỹ thuật ghép xương cơ bản có thể chia thành 4 loại chính:
Ghép xương răng tự thân
Đây là phương pháp được sử dụng chính xương của bệnh nhân để lấp đầy những khoảng trống trong xương hàm. Ví dụ như nếu bệnh nhân thiếu đoạn xương hàm thì có thể dùng xương mác ở bàn chân để tiến hành ghép vào. Bằng cách này sẽ có ưu điểm là có khả năng tương thích cao với cơ thể. Nhưng khuyết điểm của nó là mất thời gian và bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật 2 chỗ cùng một lúc.
Ghép xương răng đồng loại
Ghép xương đồng loại chính là phương pháp lấy mô xương từ người khác, sau khi được xử lý kỹ lưỡng sẽ tiến hành cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân.
>> Xem thêm: Cấy ghép implant có tốt không? Implant loại nào tốt nhất?
Ghép xương răng dị loại
Phương pháp dị loại là phương pháp sử dụng xương của các loài động khác đã được xử lý để cấy ghép vào người cần ghép xương. Có thể lấy xương bò để ghép.
Ghép xương răng nhân tạo ( xương nhân tạo)
Ghép xương nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong nha khoa vì có những ưu điểm như: Tính an toàn cao,, hiệu quả điều trị tốt hơn phương pháp xương đồng loại và xương dị loại. Hai phương pháp này không được sử dụng nhiều vì lý do: Lo ngại về việc nhiễm khuẩn, vấn đề về mặt đạo đức, thích nghi với cơ thể,…
Lý do cần ghép xương nhân tạo trong cấy ghép Implant
Việc mất răng khoảng 3 năm có nguy cơ dẫn đến tiêu xương đến 50%. Việc thiếu răng khiến cho ổ xương của răng không còn chịu được lực nhai, dẫn đến mất dần mật độ và thể tích và làm mỏng màng xương. Khi nào cần ghép xương răng? Đây chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn cần cân nhắc đến việc phục hình và ghép xương để bảo tồn được xương răng.
Việc sử dụng hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ có thể bị tiêu xương hàm và teo nướu. Bên cạnh đó, các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu cũng là nguyên nhân gây tiêu xương răng. Những trường hợp trên nếu muốn cấy ghép Implant thì trước hết phải ghép xương. Ghép xương răng sẽ giúp cho trụ Implant được lâu bền hơn.
Ghép xương răng có nguy hiểm không?
Mỗi người có một cấu trúc xương hàm khác nhau. Do đó, trước khi quyết định phẫu thuật ghép xương, bác sĩ cần đánh giá kỹ lưỡng tình trạng xương hàm của từng bệnh nhân để lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Mặc dù ghép xương là một tiểu phẫu, nhưng thành công của ca phẫu thuật phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của bác sĩ và công nghệ hiện đại. Bác sĩ sẽ là người trực tiếp thực hiện phẫu thuật, lựa chọn vật liệu ghép xương phù hợp và đảm bảo quá trình diễn ra an toàn, hạn chế tối đa các rủi ro.
Chắc hẳn qua bài viết bạn đã trả lời được câu hỏi: Khi nào cần ghép xương răng? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng, xương hàm tiêu hủy và muốn tìm hiểu thêm về phương pháp ghép xương răng, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Thẩm mỹ Toàn Cầu. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giải pháp phục hình răng an toàn, hiệu quả và thẩm mỹ. Đừng chần chừ, hãy đặt lịch hẹn ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
—————————–
Thông tin liên hệ:
Website: nhakhoatoancau.vn
Hotline: 0862664168
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaThamMyToanCau
Địa chỉ: 231 Đ. Thống Nhất, Phường 11, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh