Trám răng

Tram Rang

Trám răng là kỹ thuật nha khoa vượt trội giúp phục hình hiệu quả. Phương pháp này sử dụng vật liệu trám để lấp đầy vào các vị trí sứt, mẻ, lỗ sâu của răng. Từ đó hạn chế vi khuẩn tấn công vào răng và khôi phục khả năng ăn nhai. Sau đây là những trường hợp cần trám răng:

  • Sâu răng: Vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây nên những hố sâu. Chúng sẽ gây ra những cơn đau nhức, cản trở cuộc sống hằng ngày. Do đó, người bệnh cần thực hiện nạo sạch và trám bít hố sâu nhanh chóng.
  • Mòn cổ răng: Việc chải răng sai cách sẽ làm cho cổ răng yếu đi và nhạy cảm với nhiệt độ. Vì thế, bạn cần thực hiện trám để khôi phục thẩm mỹ và tránh gây nên bệnh viêm chân răng.
  • Chấn thương: Khi bạn chơi những bộ môn thể thao quá mạnh bạo có thể gây nên tai nạn không mong muốn như nứt, gãy hoặc mẻ răng. Lúc này, bạn có thể lựa chọn trám răng để khôi phục hình dáng của răng nhanh chóng.
  • Răng thưa: Đây là tình trạng răng có khoảng trống lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này làm mất tính thẩm mỹ và dễ làm thức ăn thừa giắt lại. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách trám răng.

Các loại vật liệu trám răng phổ biến trên thị trường

Amalgam

Amalgam là vật liệu trám răng truyền thống, đã được sử dụng từ rất lâu. Hợp chất này chứa hợp kim: thủy ngân, đồng, bạc,… Ưu điểm của Amalgam là chịu lực nhai tốt, nên được sử dụng phổ biến cho răng số 6 và số 7. Cùng với đó, thời gian sử dụng lâu dài lên đến 15 năm. Hơn nữa là chi phí rất rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng.

Tuy nhiên, chất liệu này có nhược điểm thẩm mỹ kém. Bởi vì không cho ra được màu sắc tự nhiên như răng thật. Sau một thời gian sử dụng sẽ bị đen viền chân răng.

Composite

Composite là vật liệu phổ biến thường được sử dụng để thực hiện trám răng. Chất liệu này có nhiều tính năng nổi bật hơn Amalgam. Với ưu điểm là màu sắc tương đồng với răng thật, đáp ứng tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa, khả năng chịu lực rất tốt khi ăn nhai.

Tuy nhiên, nhược điểm của vật liệu Composite là có chi phí cao. Ngoài ra, miếng trám có thể đổi màu sau thời gian dài sử dụng. Răng dễ nhạy cảm với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

GIC

Vật liệu GIC có màu trắng bột, thay thế chức năng của men răng. Ngoài ra, nó còn chứa fluoride giúp ngăn ngừa sâu răng vượt trội. GIC được áp dụng với những trường hợp trám răng tạm, không sử dụng lực nhai quá lớn như răng vùng thẩm mỹ.

Ưu điểm của chất liệu này là màu sắc tự nhiên, tương đồng với răng thật. Tuy nhiên, sản phẩm lại không có độ bền và tuổi thọ cao. Vật liệu trám GIC rất dễ rơi rớt, mẻ vỡ trong quá trình ăn nhai hoặc va chạm tai nạn.

Kim loại quý

Kim loại quý được sử dụng để trám răng là bạc, đồng, vàng,… giúp tăng độ cứng của miếng trám. Những chất liệu này thường được sử dụng trám cho răng hàm và tiền hàm. Bởi vì màu sắc của kim loại quý khác biệt rất nhiều với màu răng thật. Tuy nhiên, nó vẫn có thể thực hiện ở vùng răng thẩm mỹ theo mong muốn của khách hàng.

Ưu điểm của chất liệu này là có độ bền cao, thời gian sử dụng lên đến 15 năm. Cùng với đó, khả năng chịu lực nhai tốt và không bị ăn mòn. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí thực hiện rất cao. Ngoài ra, bạn cần đến phòng khám ít nhất là 2 lần hẹn để hoàn thành quy trình trám răng.

Rate this post