Tìm hiểu trồng răng không có chân răng được không?

Tìm hiểu trồng răng không có chân răng được không?

Trồng răng không có chân răng là giải pháp cần được xem xét ngay khi mất răng, giúp phục hồi chức năng và thẩm mỹ hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp mất cả chân răng, liệu có thể trồng lại răng sứ không? Và nếu có, phương pháp nào sẽ mang lại hiệu quả tối ưu? Hãy cùng theo dõi bài viết của Nha Khoa Toàn Cầu để tìm hiểu chi tiết và giải đáp thắc mắc này một cách rõ ràng!

Nguyên nhân dẫn đến trình trạng mất chân răng là gì?

Trồng răng không có chân răng là giải pháp cần thiết trong nhiều trường hợp mất răng. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất chân răng:

  • Yếu tố di truyền: Tình trạng mất chân răng có thể do bẩm sinh từ nhỏ, di truyền từ người thân trong gia đình.
  • Mắc bệnh lý răng miệng: Bệnh nhân mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,… không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến mất chân răng.
  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn gây ra hoặc chịu tác động ngoại lực từ bên ngoài khiến chân răng bị vỡ.
  • Răng mọc lệch, mọc ngầm: Răng mọc lệch hoặc răng mọc ngầm cần phải nhổ bỏ để không ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
  • Thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý: Thói quen thường xuyên hút thuốc lá, ăn nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,… có thể là nguyên nhân gây ra mất chân răng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng

Hậu quả của việc mất chân răng là gì?

Trồng răng không có chân răng giúp khôi phục lại nhiều yếu tố quan trọng bị ảnh hưởng khi mất răng. Dưới đây là những tác động phổ biến của việc mất răng:

  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Mất răng ở vị trí dễ thấy như răng cửa có thể làm giảm vẻ đẹp của nụ cười, khiến người bệnh cảm thấy ngại ngùng và thiếu tự tin khi giao tiếp hàng ngày.
  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Mất một răng sẽ khiến răng đối diện không thể thực hiện chức năng ăn nhai đúng cách, gây khó khăn trong việc nhai nghiền thức ăn, lâu dần có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
  • Gây xô lệch răng và sai khớp cắn: Việc mất răng khiến các răng còn lại bị xô lệch và có thể gây sai lệch khớp cắn. Thêm vào đó, khoảng trống còn lại dễ tạo điều kiện cho thức ăn mắc vào, dẫn đến các bệnh lý răng miệng.
  • Ảnh hưởng đến phát âm: Các khoảng trống sau khi mất răng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc phát âm, đặc biệt khi mất răng cửa, có thể dẫn đến tình trạng nói ngọng.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Mất răng số 6 và số 7 khiến lực nhai giảm, gây khó khăn trong việc ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, việc mất các răng này còn có thể gây tiêu xương răng, làm má hóp và chảy xệ da vùng miệng
Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đến chức năng ăn nhai
Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đến chức năng ăn nhai

Trồng răng không có chân răng có được không?

Trồng răng không có chân răng có thể là giải pháp hiệu quả, nhưng việc có thể thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Mỗi trường hợp mất răng cần được xem xét kỹ lưỡng, như độ tuổi, tình trạng xương hàm, và mức độ tổn thương của răng. 

Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ nha khoa hiện đại, hầu hết các trường hợp mất chân răng đều có thể được phục hồi bằng các phương pháp như trồng răng sứ không có chân răng, cấy ghép implant hay các kỹ thuật khác. 

>> XEM THÊM: Trồng răng vĩnh viễn bằng phương pháp nào tốt nhất? 

Một số phương pháp trồng răng khi mất chân răng

Phương pháp hàm giả tháo lắp

Trồng răng không có chân răng bằng hàm giả tháo lắp là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Giải pháp này có quy trình thực hiện đơn giản và nhanh chóng, đồng thời giá làm hàm giả tháo lắp phải chăng. Hàm giả tháo lắp cũng là lựa chọn hợp lý cho người lớn tuổi, đặc biệt là những người không có yêu cầu cao về sức khỏe hoặc tình trạng xương hàm.

Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp cũng tồn tại một số hạn chế. Phương pháp này có khả năng chịu lực kém, khiến chức năng ăn nhai của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Hơn nữa, độ thẩm mỹ của hàm giả tháo lắp không cao, và tuổi thọ của nó chỉ kéo dài khoảng 3-5 năm. Đặc biệt, hàm giả tháo lắp không thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm, điều này có thể dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, làm cho má bị hóp và ảnh hưởng đến vẻ ngoài tổng thể của khuôn mặt.

Phương pháp cấy ghép Implant

Trồng răng không có chân răng bằng phương pháp cấy ghép Implant hiện nay được xem là giải pháp tối ưu để phục hồi răng đã mất. Cấy ghép Implant khi mất nhiều răng khắc phục hầu hết những nhược điểm của các giải pháp khác, như khả năng ăn nhai hạn chế, tính thẩm mỹ kém và nguy cơ tiêu xương hàm cao. Đặc biệt, cấy ghép Implant là phương pháp duy nhất có thể tái tạo chân răng, giúp phục hồi hơn 90% khả năng ăn nhai và ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.

Cấy ghép Implant được xem như phương phát tốt để phục hồi răng đã mất
Cấy ghép Implant được xem như phương phát tốt để phục hồi răng đã mất

Phương pháp cầu răng sứ

Cầu răng sứ là một phương pháp phổ biến để phục hồi tình trạng mất chân răng, đặc biệt khi hai răng kế cận vẫn khỏe mạnh. Ưu điểm của phương pháp này là phục hồi tốt chức năng ăn nhai, mang lại tính thẩm mỹ cao, thời gian điều trị nhanh chóng (khoảng 5 – 7 ngày) và chi phí điều trị tương đối hợp lý.

Tuy nhiên, cầu răng sứ cũng có một số hạn chế. Phương pháp này yêu cầu xâm lấn khá lớn vì bác sĩ cần mài hai răng kế cận để làm trụ cho cầu răng. Ngoài ra, theo thời gian, cầu răng sứ có thể dẫn đến các vấn đề như tụt nướu hoặc lộ chân răng, làm giảm tính thẩm mỹ. Vì vậy, đây không phải là lựa chọn tối ưu cho việc trồng răng sứ không có chân răng trong mọi trường hợp.

Chắc hẳn qua bài viết trên mọi người đã biết về nguyên nhân, hậu quả cũng như cách khắc phục cho tình trạng trồng răng không có chân răng. Nếu như bạn gặp phải tình trạng như vậy. Hãy đến ngay Nha Khoa Thẩm Mỹ Toàn Cầu để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra biện pháp cải thiện tốt nhất.

Thông tin liên hệ: 

Website: nhakhoatoancau.vn

Hotline: 0862664168

Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaThamMyToanCau

Địa chỉ: 231 Đ. Thống Nhất, Phường 11, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *