Răng trám bị mẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tốt

Răng trám bị mẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tốt

Răng trám bị mẻ là vấn đề thường gặp trong điều trị nha khoa, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là phương pháp giúp ngăn ngừa sâu răng, bảo vệ răng bị hư hỏng và cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng trám có thể bị bể. Vậy nguyên nhân và cách xử lý răng trám bị bể như thế nào? Hãy đến Nha Khoa Thẩm Mỹ Toàn Cầu giải đáp nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng trám bị mẻ

Răng trám bị mẻ là tình trạng có thể xảy ra khi miếng trám răng bị vỡ, mặc dù miếng trám được sử dụng để phục hồi các thương tổn trên răng, giúp răng chắc khỏe và thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, miếng trám răng vẫn có thể bị vỡ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Va chạm mạnh và khiến cho răng trám bị mẻ

Va chạm mạnh là nguyên nhân chủ yếu khiến miếng trám răng bị vỡ. Trong quá trình ăn nhai, nếu vô tình cắn phải vật cứng hoặc gặp phải va đập mạnh, miếng trám có thể bị mẻ hoặc vỡ ra. Điều này không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của răng mà còn có thể gây đau đớn, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và đòi hỏi phải điều trị lại để phục hồi răng.

Có rất nhiều lý do khiến cho răng trám bị mẻ
Có rất nhiều lý do khiến cho răng trám bị mẻ

Do răng trám bị vỡ do miếng trám kém chất lượng

Miếng trám được chế tạo từ nhiều loại vật liệu với chất lượng khác nhau. Nếu miếng trám được làm từ vật liệu kém chất lượng, nó sẽ dễ bị vỡ. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ thực hiện trám răng không đúng kỹ thuật, miếng trám cũng có thể bị bong ra.

Tuổi thọ của miếng trám răng

Tuổi thọ của miếng trám răng thường dao động từ 4 đến 5 năm. Sau khoảng thời gian này, miếng trám có thể bị mòn, bong tróc và cần được thay thế để đảm bảo chức năng và thẩm mỹ cho răng. Việc thay thế miếng trám kịp thời giúp tránh những vấn đề nghiêm trọng như sâu răng tái phát hoặc viêm nhiễm, đồng thời duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.

>> XEM THÊM: Trám răng ở đâu tốt TPHCM – Địa chỉ trám răng giá rẻ, hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết việc răng trám bị mẻ là gì?

Nếu không được chăm sóc đúng cách, mối hàn và miếng trám răng có thể bị nứt, vỡ. Khi răng trám bị mẻ, vết nứt hoặc vỡ thường có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu không thể thấy vết nứt nhưng bạn cảm nhận được các dấu hiệu sau đây, có thể miếng trám đã bị mẻ:

  • Răng bị ê buốt: Khi miếng trám bị vỡ, các mô ngà và tủy răng bị lộ ra ngoài, khiến bạn cảm thấy đau buốt, khó chịu khi ăn uống.
  • Đau nhức răng: Việc miếng trám bị vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong răng, phá hủy cấu trúc răng, gây đau nhức.
  • Áp xe ổ răng: Nếu răng trám bị mẻ và không được xử lý kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào răng, gây viêm tủy và viêm ổ răng.
Những dấu hiệu để biết răng trám bị mẻ
Những dấu hiệu để biết răng trám bị mẻ

Cách xử lý khi răng trám bị mẻ tốt nhất

Bạn đang tìm kiếm địa chỉ nha khoa xử lý răng trám bị vỡ? Hãy đến Nha khoa Thẩm mỹ Toàn Cầu, đây là một trong những địa chỉ trám răng Gò Vấp giá rẻ, uy tín. Nhưng nếu như bạn không thể đến nha khoa ngay lập tức thì có thể thực hiện các bước sau đây để bảo vệ răng đang hở:

  • Giữ lại miếng trám: Nếu miếng trám còn nguyên vẹn, bạn hãy giữ lại để bác sĩ có thể sử dụng lại khi trám răng. Điều này giúp bác sĩ xác định chính xác kích thước của lỗ sâu và chọn loại vật liệu trám phù hợp.
  • Cần súc miệng với nước muối: Súc miệng với nước muối ấm trong khoảng 30 giây giúp loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn bám trên răng, đồng thời làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả. Việc này không chỉ hỗ trợ vệ sinh răng miệng mà còn giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và bảo vệ sức khỏe nướu răng lâu dài.
  • Vệ sinh răng cẩn thận: Chải răng và sử dụng chỉ nha khoa ít nhất hai lần mỗi ngày, nhưng cần lưu ý khi chải khu vực răng trám bị mẻ hoặc bị hở. Mọi người có thể dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để giúp bảo vệ răng và miếng trám khỏi những tổn thương thêm.
Hãy đến Nha Khoa Thẩm Mỹ Toàn Cầu nếu răng trám bị mẻ
Hãy đến Nha Khoa Thẩm Mỹ Toàn Cầu nếu răng trám bị mẻ
  • Sử dụng sáp nha khoa hoặc vật liệu trám răng tạm thời: Sáp nha khoa hoặc vật liệu trám răng tạm thời có thể giúp bảo vệ răng bị hở khỏi thức ăn và vi khuẩn. Mọi người có thể dễ dàng mua sáp nha khoa hoặc vật liệu trám tạm thời tại các nhà thuốc hoặc hiệu thuốc gần nhất.
  • Tránh nhai vào bên hàm có răng hở: Khi ăn uống, nên tránh nhai ở bên hàm có răng bị hở để giảm áp lực lên răng và ngăn ngừa những tổn thương thêm.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cứng, dai hoặc dính: Các thực phẩm cứng, dai hoặc dính có thể gây hư hại cho răng bị hở. Vì vậy, hãy hạn chế ăn những loại thực phẩm này trong thời gian chờ trám lại răng.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước là một trong những cách đơn giản để giảm bớt sự khó chịu khi răng trám bị hỏng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các triệu chứng như đau nhức dữ dội, sưng, chảy máu hoặc nhạy cảm với thức ăn, hãy đến nha khoa Gò Vấp uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Chắc hẳn qua qua bài viết trên mọi người cũng đã biết được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách xử lý khi răng trám bị mẻ. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Toàn Cầu khi bạn gặp phải tình trạng này nhé!

Thông tin liên hệ: 

Website: nhakhoatoancau.vn

Hotline: 0862664168

Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaThamMyToanCau

Địa chỉ: 231 Đ. Thống Nhất, Phường 11, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *